+CÁI J KHÔNG XÀI NÓ DÀI RA
Một vị tu sĩ ngồi chờ tại phòng hớt tóc. Bởi ông tới trước, nên khách kia vừa xuống thì đến phiên ông lên nghế ngồi. Anh thợ hớt tóc vừa giũ khăn định choàng, bỗng vị tu sĩ nói một câu mở đề, để cho thấy mình là tay có trí: "Nè anh thợ! Có phải là cái gì mình không xài thì nó mọc dài ra hoài, phải không hử?" ý ông muốn ám chỉ tóc râu vô dụng mà vẫn mọc.
Nhưng anh thợ lại nghĩ khác, nên một tay cầm khăn quên giũ, một tay ôm bụng cười dài, cười ngoặt ngoẹo đến bủn rủn tay chân không làm gì được.
Vị tu sĩ phát cáu:
- Tôi nói có gì lạ mà anh cười dữ vậy. Hớt đi chứ!
- Thưa thầy tha lỗi - anh thợ thưa - nghe thầy nói, con bỗng nhớ thầy là người tu hành, không xài, ắt nó dài lắm!
Vị tu sĩ biết lỡ lời, đỏ mặt, nói để che sượng: "ý cài anh nầy, khéo nghĩ tầm bậy tầm bạ không lo mần việc. Ai nói vậy! Hớt lẹ đi không?".
+CHẾT VẪN LỪA BỊP
Một người chỉ đi khuyến giáo giả, nói những là tô tượng đúc chuông, làm cầu, làm quán, nhưng kì thực được đồng nào, lẻm vào mồm hết. Lúc chết xuống âm ti, vua Minh vương giận lắm, bắt đem đày ngục tối. Anh ta vừa bước vào cửa ngục, đã bảo những người bị giam trong ngục:
- Các bác ở đây, tối thế này cũng chịu được à? Ðể tôi đi khuyến giáo, mỗi bác cúng cho ít nhiều, tôi sẽ thuê người mở một cái cửa sổ thật to thông lên trời cho nó sáng ra chứ!...
+AI SỢ VỢ NHẤT
Sư cụ ngồi đàm đạo với mấy người khách, có người hỏi:
- Trong đám ta đây, ai là người sợ vợ nhất nào?
Chưa ai đáp thì sư cụ đã nhận ngay.
- Kể sợ thì tôi đây sợ nhất.
Mọi người lấy làm lạ hỏi:
- Sư cụ có vợ đâu mà sợ?
- Tôi sợ đến nỗi không dám lấy vợ nữa!
+ĐI TU MÀ CHẲNG TRỌN ĐƠÌ
Một vị tu sĩ ngồi chờ tại phòng hớt tóc. Bởi ông tới trước, nên khách kia vừa xuống thì đến phiên ông lên nghế ngồi. Anh thợ hớt tóc vừa giũ khăn định choàng, bỗng vị tu sĩ nói một câu mở đề, để cho thấy mình là tay có trí: "Nè anh thợ! Có phải là cái gì mình không xài thì nó mọc dài ra hoài, phải không hử?" ý ông muốn ám chỉ tóc râu vô dụng mà vẫn mọc.
Nhưng anh thợ lại nghĩ khác, nên một tay cầm khăn quên giũ, một tay ôm bụng cười dài, cười ngoặt ngoẹo đến bủn rủn tay chân không làm gì được.
Vị tu sĩ phát cáu:
- Tôi nói có gì lạ mà anh cười dữ vậy. Hớt đi chứ!
- Thưa thầy tha lỗi - anh thợ thưa - nghe thầy nói, con bỗng nhớ thầy là người tu hành, không xài, ắt nó dài lắm!
Vị tu sĩ biết lỡ lời, đỏ mặt, nói để che sượng: "ý cài anh nầy, khéo nghĩ tầm bậy tầm bạ không lo mần việc. Ai nói vậy! Hớt lẹ đi không?".
+CỦ NÀY CỦ GÌ
Một anh học trò Nghệ ra ngoài Bắc học đã ba năm. Lần này anh về thăm nhà, đi đến nhà ai, anh ta cũng nói tiếng Bắc, giọng Bắc. Một hôm cùng cha và vợ đi thăm một nhà bà con. Dọc đường thấy một người đang đào khoai lang,
anh ta liền hỏi:
- Củ này củ gì?
Cha chưa kịp trả lời, vợ đáp:
- Củ anh hay chơi!
Người cha giận lắm, nghiêm mặt nói:
- Củ gì à? Củ đã nuôi mày.
Một lần khác đến thăm một nhà bà lão. Bà lão tiếp đón anh tử tế. Anh cũng hỏi bà lão bao nhiêu tuổi, sức khoẻ ra sao, rồi mùa màng năm nay thu hoạch như thế nào. Bà lão đã nghễnh ngãng tai mà anh thì nói giọng Bắc, tiếng
Bắc, nên câu được câu không, bà chỉ trả lời anh qua loa cho xong chuyện.
Lúc anh ta ra về thì bà cụ trở vào nhà trong. Con chó vàng xổ ra, sủa inh ỏi và xồ vào anh ta, chực cắn.
Vốn nói tiếng Bắc đã nhỏ nhẹ, hơn nữa lại kênh kiệu, nên bao lần anh ta nói: "Chó nó cắn" mà bà lão vẫn không nghe. Cho đến con chó làm già, anh ta phải hét lên bằng tiếng Nghệ:
- Chó cắm tui vơ bà!
Lúc đó bà lão mới nghe. Bà liền chạy ra đe chó, anh ta mới về được.
<<Trở vềtrANG CHỦ